Những câu chuyện về người đồng bào Raglai ở Ninh Thuận

27/08/2021 3372 0

Những câu chuyện về người đồng bào Raglai ở Ninh Thuận

Những câu chuyện nhỏ về người đồng bào Raglai Ninh Thuận – câu chuyện về triết lý sống của Giấc mơ Chapi

Chắc anh chị ít nhiều đều nghe về bài hát Giấc mơ Chapi một trong những bài hát thành công nhất của cố nhạc sĩ Trần Tiến, em Vinh cũng rất yêu bài hát này. Có lẽ lí do để em yêu vừa là giai điệu và lời bài hát… nhưng sâu trong thẳm bài hát này, khi tìm hiểu về nguồn gốc của bài hát thì lý do để anh chị yêu thêm nhiều bởi vì triết lý sống rất ý nghĩa của người đồng bào ấy mà em Vinh đã từng gặp gỡ và trò chuyện…

Đồng bào Raglai Ninh Thuận – Câu chuyện 1 – Giấc mơ Chapi

Chuyện kể rằng, có lần nhạc sĩ Trần Tiến đi lưu diễn ở vùng đất của đồng bào Raglai Ninh Thuận, lần ấy nhạc sĩ đã ở nhờ nhà 1 người bạn mình cũng là giải phóng quân sau khi chiến tranh kết thúc đã chọn vùng đất này là nơi dừng chân và an hưởng.

ông ấy cưới 1 cô gái người Raglai và chọn đắp 1 ngôi nhà sàn nhỏ ở nơi đồi cao cao với cỏ cây và vài loại gia súc – gia cầm để an hưởng qua ngày.

Cái cảm giác ấy, cảm giác sống ở vùng đất nắng gió – có tiếng chim, gà, lợn, tiếng cừu – dê bầu bạn lại yên bình đến thế… cứ ngỡ ở đây sẽ khổ cực, sẽ khô khan.. nhưng lại cảm giác đây mới là nơi có thể dừng lại để cùng người tri kỹ sống cuộc đời bình dị.

Ở nơi ấy, nhạc sĩ mỗi ngày đều được nghe 1 giai điệu lạ tai, từ 1 dụng cụ lạ lùng chưa bao giờ thấy.. Thứ nhạc cụ được làm hoàn toàn bằng thân của cây tre với nhiều dây lại chính là võ của thân tre được tướt ra đến mức thật mãnh mai mà khi chỉ cần kéo căn ra thì lại có thể tạo ra 1 thứ âm sắc của thiên nhiên… người đồng bào Raglai Ninh Thuận gọi nhạc cụ này là đàn Chapi

Lần theo nơi phát ra âm thanh lạ tai này, nhạc sĩ bước đến 1 ngôi nhà sàn nhỏ và gặp được 1 cụ già người Raglai đang chơi đàn. Cái thứ âm sắc khi rung lên lại giống như tiếng suối của núi rừng đang chảy róc rách, cái tiếng của đàn đá vang dội lại thêm độc đáo..

– Ông ơi, đây là nhạc cụ gì vậy. Ông bán cho tôi đi, bao nhiêu tiền tôi cũng mua…

– Đây là đàn Chapi, thứ nhạc cụ truyền thống của dân tộc Raglai. Ông thích thì lão tặng, ở đây không dùng tiền. Chỉ dùng tình cảm thôi.

Bị giật mình bởi câu nói của ông lão, có lẽ cuộc sống ở đây đã quá yên bình, quá êm đềm, không bon chen tranh đấu,.. không còn áp lực của đồng tiền. Cái người đồng bào Raglai có âu chỉ là cái tình, cái nghĩa, cái yêu thương đoàn kết, nụ cười của người thương – tri kỷ là đủ.

Vậy là bài hát để ca ngợi về cuộc sống ấy, triết lý sống ấy đã ra đời. Như một cuốn nhật ký sống lưu lại từng hồi ký ức về 1 cuộc sống mà nhiều người đã mất từ lâu..

Ở nơi ấy tôi đã thấy trên ngọn núi cao
Có hai người, chỉ có hai người yêu nhau…

Họ đã sống không mùa đông không mùa nắng mưa
Có một mùa, chỉ có một mùa yêu nhau

Ở nơi ấy đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi
một mái tranh nghèo, một nhà sàn yên vui

Ở nơi ấy họ đang sống cuộc sống yên bình
Ai nghèo cũng có cây đàn chapi

Khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Raglai

Ôi Raglai những rừng cây ngọn núi mang tiếng đàn chapi..
Ai yêu tự do yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn chapi..
Tôi yêu chapi không còn cô đơn, không buồn, không vui

Đàn chapi của người đồng bào Raglai Ninh Thuận

Đồng bào Raglai Ninh Thuận – Câu chuyện 2 – Gia đình và những cậu bé không bao giờ cần phải sống theo bố mẹ

Có những lần đi tour, hay đi trải nghiệm du lịch ở những khu vực có người đồng bào Raglai Ninh Thuận. Vinh hay có cơ hội được trò chuyện cùng với nhiều cậu bé người Raglai và 1 điều rất lạ mà Vinh nghe qua những câu chuyện là : Người đồng bào Raglai rất ít đánh con cái, họ sẽ tôn trọng cuộc sống và quyết định của con cái họ.

Nghe hơi lạ nhưng thực sự đúng là khi đến nhà của người đồng bào Raglai thì Vinh cũng chưa bao giờ nghe được 1 câu la mắng của họ dành cho con cái… chỉ là những lời dặn dò dễ nghe và những đứa con ngoan ngoãn với bố mẹ..

Ngay cả chuyện đi học cũng như vậy.. Con cái tôi thích học thì cho đi học, không thích thì cho nó ở nhà, thích chăn bò thì mua bò cho chăn.. Lạ đời.  Ấy vậy mà cái ta gọi là văn minh ở chốn đô thị ngày nay lại chẳng xây dựng lên 1 thế hệ con cái tốt hơn vì có lẽ đâu đó vẫn còn văn hoá áp đặt con cái và có lẽ vì mong muốn con cái sống theo bố mẹ của những gia đình hiện đại lại vô tình biến con cái của mình trở nên ngổ nghịch..

Đồng bào Raglai ở Ninh Thuận – Câu chuyện 3 – Ở đây ở nhà sàn, ăn heo gát bếp..

Có lần rãnh rổi, Vinh đi khám phá những vùng đất mới của Ninh Thuận. Lần này em đi sâu vào trong những nơi mà đó giờ mình chỉ nghe qua đài báo mà chưa thật sự đến được trước đây.

Xuyên qua những cung đường, những con suối, phải leo qua những đoạn đèo nhỏ sâu vào rừng thẳm.. Đi xa lắm, con đường như bất tận vì càng đi càng thấy mê, càng thấy quá đẹp. Sao trước giờ mình lại bỏ quên những nơi này. Phải chăng do quê mình truyền thông quá ít về nơi này, hay là do khách du lịch thích tìm hiểu nhiều hơn về mặt biển mà quên rằng ở Ninh Thuận cũng có núi, cũng có người đồng bào Raglai.

Càng đi sâu vào Vinh lại càng thấy nhiều nhà sàn nhỏ ven núi, cứ như lạc vào 1 thế giới khác, không còn là tiếng xe cộ ồn ào, chỉ còn tiếng dê, cừu đi dọc con đường, tiếng suối róc rách…

Điều lạ lẫm ở đây là những ngôi nhà xây rất ít, hoặc có nhưng không ai ở.. những ngôi nhà có diện tích chắc khoảng 30m2 là quá nhỏ cho cả 3 thế hệ : Ông bà, cha mẹ, con cháu ( chắc khoảng 6 7 người )

Những người đồng bào Raglai ở đây đa phần lựa chọn cuộc sống ở nhà sàn, nấu bếp bên dưới ngôi nhà ấy. Còn có cả nuôi gia súc, gia cầm. Cái hay ho ở đây chính là họ tận hưởng cuộc sống chật trội, thiếu thốn ấy. Vinh chẳng thấy có dây điện đến nhà nào cả, vào tham quan 1 ngôi nhà có thể gọi là to nhất chắc cũng chỉ là 1 cái radio là dữ lắm rồi.

nhà sàn người đồng bào Raglai

Nhắc đến mới nhớ, ở đây không như ở Tây Nguyên không có món rừng, nhưng bù lại người đồng bào Raglai có món Heo đen gác bếp ( giống như kiểu thịt heo xông khói ở nhiều nơi khác ) cái lạ ở đây là miếng thịt heo teo tóp và dường như đã ở đây rất lâu, vì nhìn màu sắc và độ khô của nó.

Các cô chú ở đây nói rằng : đây là để tiếp khách quý, cả nhà không ai ăn đâu, chỉ dành cho ai là khách rất quý mới cắt ra 1 phần nhỏ mời khách ăn lấy thảo.

Cái tình, cái tâm chất phát thật thà của người đồng bào Raglai dành cho những người khách đến thăm cũng nhiệt tình như vậy. Chỉ cần anh chị, các bạn đến nơi nào có người Đồng bào Raglai sinh sống. Chỉ cần gặp họ. Ngay giây phút mắt chạm mắt, từ khoảng cách rất xa vài trăm mét, là đã có những nụ cười – những cái vẫy chào dành cho vị du khách ghé thăm rồi.

Có lần, Vinh đưa khách tour đến nhà chú ở Ba Hồ, 1 địa danh du lịch ở Ninh Thuận. Sau khi trò chuyện, chú biết là Vinh sắp làm homestay chú Trọc và đang thiếu cây để trang trí cho ngôi nhà.

Không chần chừ, chú đã tặng ngay Vinh 1 chậu phong lan rừng để làm kiểng và coi như quà tân gia. Chậu phong lang mà chú cất công lên tận suối rừng trên tít trên núi để mang về lại được trao đi một cách dễ dàng như vậy. Chú cho đi nhưng chú nhận lại, nhận lại sự trân trọng từ Vinh, nhận lại góc nhìn thân tình hơn và nhận lại những tình cảm mà Vinh dành cho chú nhiều hơn.

Người đồng bào Raglai là như thế đó, họ sống với cái tình, họ sống với cái tâm tư cho đi mà không cần nhận lại. Đôi khi trong cuộc sống của chúng ta lại quên mất là chúng ta phải cho đi nhièu hơn là nhận lại.. cứ sống thật tâm, thật tình với người thân, bạn bè của bạn, thì bạn sẽ nhận được sự yêu mến của họ thôi. Và đó là điều mà Vinh đang cố gắng gìn giữ để không bị thay đổi trong muôn ngày lí do trên cuộc đời này..để khi ta cần xung quanh ta luôn có những người yêu thương ta sẵn sàng đưa tay ra chào đón ta.

Nguồn: hellophanrang.com

Những bài viết liên quan

Lịch trình mẫu